• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An Nghề câu lươn độc đáo ở Yên Thành

HMO

Administrator
Staff member
Là ngôi làng cổ ẩn mình trong thế độc đáo với những bờ xôi, ruộng mật; đồng ruộng, sông ngòi đã đưa lại cho người nông dân một nguồn lợi thủy sản khá lớn. Ngoài nghề chài cá, nhủi tép, bắt tôm, từ xưa đến nay người dân làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An còn nổi tiếng với nghề câu lươn đồng truyền thống, từng được nhiều nơi biết đến.

Câu lươn được làm rất đơn giản, chỉ một đoạn dây cước dài khoảng 50 cm với nhiều sợi nhỏ bện vào nhau để tạo sự bền chắc. Một đầu buộc vào que tre hoặc cán bằng nhựa dài từ 7-10cm, một đầu buộc vào lưỡi câu. Lưỡi câu lươn là sợi hợp kim nhỏ, phải có độ cứng, được mài sắc và uốn 1/2 vòng nhỏ, không cần ngạnh sắc như lưỡi câu cá.

Đặc tính của lươn là tìm mồi bằng khứu giác và thích ăn những loại mồi có mùi tanh. Vì vậy người dân chỉ cần bắt gium đất móc vào lưỡi để nhử lươn cắn câu.

Ông Nguyễn Viết Tuệ ở làng Kẻ Gám, là người từng có 50 năm kiếm sống bằng nghề câu lươn. Ông chia sẻ kinh nghiệm: lươn thường đào hang ( hay còn gọi là “mà”) để sinh sống ở những nơi nhiều đất bùn, nguồn nước không chảy, có nhiều cây cối hoặc những bờ cỏ ở chân ruộng thấp. Để phát hiện ra “mà” lươn cũng không khó lắm, chỉ cần vạch nhẹ lớp cỏ phía trên là có thể nhìn thấy. Nhưng “mà” lươn thường có một đặc điểm riêng đó là miệng tròn và mịn; miệng lớn thì chắc chắn sẽ có lươn to, nếu thấy nước sủi bọt li ti thì đó là “ mà” lươn đẻ. Vì thế người đi câu thường tìm những miệng “ mà” lớn để thả câu.

Một đặc điểm nữa là lươn đồng thường đào hang sâu dưới đất, một đầu thông ra với mặt ruộng bùn để đi kiếm mồi vào ban đêm; một đầu nổi trên bờ ruộng lấy không khí để thở. Ban ngày lươn ẩn náu trong hang, vì thế chỉ cần nhắp nhẹ câu ở miệng hang để nhử lươn ăn mồi.

Chỉ không đầy 10 phút, ông Tuệ đã câu được 2 con lươn to, mỗi con có trọng lượng 0,2 kg. Bình thường ngày ông cũng câu được khoảng 2kg loại lươn này, có hôm còn câu được chú lươn đồng nặng cả kí.


Lươn câu được thường là những con lươn to.

Ở Làng Kẻ Gám còn có rất nhiều chị em phụ nữ đã tranh thủ thời gian nông nhàn làm nghề câu lươn, vừa cải thiện bữa ăn dinh dưỡng hàng ngày, vừa kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Lươn câu ở đồng ruộng thường là loại to, có màu vàng óng, thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Vì thế loại lươn này hiện nay có giá bán nhập từ 180-200 ngàn/1kg, đắt gấp đôi so với lươn thả trúm và rất được thị trường ưa chuộng.

Câu lươn đồng không những tạo nên nét độc đáo, mà còn đi vào ký ức tuổi thơ của bao thế hệ người dân làng Kẻ Gám.
Đài TT.TH Yên Thành
 

Ads HMO

Ads HMO

Top