Từ một người tự ti đã trở thành "cô giáo làng" được nhiều người mến mộ. Từ một cô gái chỉ nặng chưa đầy 25kg với cơ thể tật nguyền, đã khắc phục khó khăn để thêu nên những bức tranh đầy khát vọng và lạc quan. Cô là Đậu Thị Nga ở xóm 6, xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu).
Đậu Thị Nga bên những tác phẩm tự tay mình làm.Chiến thắng nỗi đau
Hỏi thăm vào nhà "cô bé hạt tiêu" Đậu Thị Nga (sinh năm 1983) con ông cựu chiến binh Đậu Đức Dự không khó. Bởi cô khá nổi tiếng ở vùng quê nghèo này. Khi gặp, Nga đang cần mẫn xâu từng đường kim, mũi chỉ để thêu bức tranh có tên "Khát vọng", chứng minh cho khát vọng và niềm lạc quan của một cô bé đã tưởng như không thể gượng dậy.
Một cô gái ngồi trên xe lăn với khuôn mặt sáng, nụ cười tươi và một cánh tay đưa đi đưa lại, mềm mại khiến tôi cảm phục. Nga đã ở tuổi 31 nhưng tay chân co quắp, teo tóp. Mọi sinh hoạt đều khó khăn, song Nga đã cố gắng để "tay chân phải nghe lời".
"Thêu một bức như vậy hết bao nhiêu thời gian?", tôi hỏi. Nga trả lời: "Thường thì hơn 10 ngày, có bức to và khó thì đến một tháng".
Nga là con gái đầu lòng của ông Dự. Bố cô từng vào sinh, ra tử suốt 15 năm ở khắp các chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa. Sau năm 1975, ông trở về quê với cơ thể không lành lặn. Không lâu sau, ông kết duyên với cô gái trẻ cùng làng tên Hồ Thị Nhã. Họ lần lượt sinh được ba con, thì duy nhất cô con gái đầu lòng Đậu Thị Nga càng lớn, càng có những dấu hiệu không bình thường. Ba tháng tuổi, Nga lên cơn sốt, người nhà tưởng cảm nên cho uống thuốc và bị co giật, suýt mất mạng. Rồi chân tay Nga bị co quắp, chậm nói. Thương con, vợ chồng ông Dự tìm cách mang con chạy chữa khắp nơi, nhưng vô vọng. Tài sản trong nhà cũng vì thế mà lũ lượt đội nón ra đi. Nga và gia đình đành chấp nhận số phận, tuổi thơ của cô gái tật nguyền chỉ biết làm bạn với chiếc radio và song cửa sổ.
Gia cảnh khó khăn, bố mẹ lam lũ ruộng đồng nên Nga không được đến trường. May sao, nhờ sáng dạ nên Nga đã tranh thủ học lỏm từ các em mà thành thạo phép tính, con chữ. Sau này tuy đã thành "người lớn" nhưng Nga vẫn mang một thân hình tý hon. Không muốn thành gánh nặng cho bố mẹ mãi, Nga mong có thể học được một nghề để kiếm kế sinh nhai. Khi ấy, nhiều lần lãnh đạo xã cũng đưa nghề mây tre đan, móc sợi... về cho bà con trong xã làm kiếm thêm thu nhập, Nga cùng mẹ làm được một thời gian thì không có thị trường tiêu thụ, đành thôi.
"Ấy thế, em cũng không chán nản đâu nhé. Em đã nghĩ phải cố gắng hơn. Trước đó em từng buồn nản, sau này nghĩ lại, thấy rằng thân thể em cũng là do bố mẹ cho. Em không thể không trân trọng bản thân. Em phải sống có nghĩa", lời tâm sự của Nga bộc lộ ý chí mạnh mẽ của cô gái nhỏ, làm cho người bố ngồi bên cạnh thấy an tâm và sung sướng vô cùng.
Đứng lên từ nghề thêu
Năm 2011, Nga được tiếp cận với nghề tranh thêu và làm tranh giấy. Trước đó, một số bạn bè cùng cảnh ngộ đã học được nghề này bảo với Nga: "Chị hãy đi học đi nghề này hợp với chị đó, em học được chị cũng học được". Lời nhắn nhủ ấy đã giúp Nga thêm niềm tin bước vào ngã rẽ thay đổi cuộc đời.
Cô mạnh dạn xin bố mẹ cho đi học nghề. Nhưng vì bản thân mình còn chưa lo nổi, xa nhà không ai chăm sóc nên bố mẹ cô phân vân lắm. Bằng sự quyết tâm và nghị lực, Nga đã thuyết phục được gia đình cho ra Hà Nội học nghề.
Cô yếu nhất trong lớp nên học việc rất chậm. Bù lại, nhờ sự cần cù, chịu khó nên dần dà, cô đã làm chủ được từng đường kim, mũi chỉ để thêu được các họa tiết nhỏ. Sau một tháng miệt mài tự thêu bức đầu tiên, Nga đã hoàn thành và được khen. Niềm hạnh phúc vỡ òa đến với cô gái trẻ tật nguyền, vì cuối cùng cô đã khẳng định được mình. Tuy mới học nghề, nhưng Nga và những người học việc đồng cảnh phải thêu được 12 bức tranh/tháng mới đạt được yêu cầu của trung tâm dạy nghề. Nửa năm sau, Nga đã thành thục nghề thêu tranh, trở về quê và bắt đầu nhận hàng từ trung tâm dạy nghề về làm. Ngày chia tay, cơ sở dạy nghề đã tặng Nga tác phẩm đầu tay do chính cô tự làm, có tên: "Tự tin".
Hằng tháng Nga nhận mẫu của người đặt hàng rồi tẩn mẩn ghép những lọn giấy, dán bằng thứ keo sữa thơm phức, thành hình bức tranh gửi ra Hà Nội cho người ta bán, đồng thời thêu tranh do các cơ sở tranh đặt hàng. Khó khăn nhất với cô gái tật nguyền là Nga chỉ cử động được một cánh tay. Dù cần mẫn, dành tất cả tâm huyết nhưng biết bao lần cánh tay đau nhức khiến cô phải tạm dừng công việc. Nhưng chính cánh tay không cử động được lại tạo thành giá đỡ để hỗ trợ cho cánh tay kia được khỏe hơn. Nhờ đó, Nga không những hoàn thành các đơn đặt hàng mà còn có thể tạo nên nhiều sản phẩm khác. Trong cơ sở dạy nghề hai gian nhỏ xinh do Tỉnh hội Nạn nhân chất độc da cam Nghệ An xây tặng, những bức tranh do chính Nga làm được đóng khung lồng kính và treo trang trọng. Tại đây, hơn nửa năm qua, Nga đã dạy nghề cho các bạn cùng cảnh ngộ khác. Nhưng cũng từ đây, việc thêu tranh của Nga gặp khó khăn, vì được tin Nga mở cơ sở dạy nghề riêng, nơi cô học nghề ngày trước ở Hà Nội đã cắt nguồn cung cấp nguyên liệu. "Đây là loại nguyên liệu đặc biệt nên họ ít bán trên thị trường, người làm nghề muốn mua rất khó. Nếu có cũng khó kiếm được nguồn hàng phù hợp để làm ra những sản phẩm ưng ý, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng", Nga cho biết.
"Nhờ bè bạn tìm hiểu mãi, cuối cùng cũng tìm thấy nơi bán nhưng giá thành cũng rất cao. Người ta bảo làm nghề gì thì phải lo đầu ra, đằng này mình lại phải lo tìm nguyên liệu đầu vào. Nhưng em sẽ cố anh ạ, không thể bỏ cuộc được", Nga phân trần.
Giờ có thể tự đi lại bằng xe lăn, có máy tính được nhà hảo tâm tặng nên Nga thường lên mạng tìm mẫu mã mới làm tranh thêu, kết bạn. Điều Nga lo sợ nhất chính là mỗi khi đông đến, cơ thể cô lại phải chịu đựng những cơn đau nhức. Do vậy, Nga chỉ mong mình được khỏe mạnh.
Trong ánh chiều buông, nụ cười tươi tắn, tự tin của cô gái kém may mắn in vào tâm trí chúng tôi cùng điều mong ước: "Người ta vẫn bảo em là cô bé hạt tiêu. Em trân trọng điều đó và càng muốn vươn lên hơn nữa. Mỗi người đều tiềm tàng nội lực trong lòng mình, đúng không anh?".
Đậu Thị Nga bên những tác phẩm tự tay mình làm.
Hỏi thăm vào nhà "cô bé hạt tiêu" Đậu Thị Nga (sinh năm 1983) con ông cựu chiến binh Đậu Đức Dự không khó. Bởi cô khá nổi tiếng ở vùng quê nghèo này. Khi gặp, Nga đang cần mẫn xâu từng đường kim, mũi chỉ để thêu bức tranh có tên "Khát vọng", chứng minh cho khát vọng và niềm lạc quan của một cô bé đã tưởng như không thể gượng dậy.
Một cô gái ngồi trên xe lăn với khuôn mặt sáng, nụ cười tươi và một cánh tay đưa đi đưa lại, mềm mại khiến tôi cảm phục. Nga đã ở tuổi 31 nhưng tay chân co quắp, teo tóp. Mọi sinh hoạt đều khó khăn, song Nga đã cố gắng để "tay chân phải nghe lời".
"Thêu một bức như vậy hết bao nhiêu thời gian?", tôi hỏi. Nga trả lời: "Thường thì hơn 10 ngày, có bức to và khó thì đến một tháng".
Nga là con gái đầu lòng của ông Dự. Bố cô từng vào sinh, ra tử suốt 15 năm ở khắp các chiến trường Bình - Trị - Thiên khói lửa. Sau năm 1975, ông trở về quê với cơ thể không lành lặn. Không lâu sau, ông kết duyên với cô gái trẻ cùng làng tên Hồ Thị Nhã. Họ lần lượt sinh được ba con, thì duy nhất cô con gái đầu lòng Đậu Thị Nga càng lớn, càng có những dấu hiệu không bình thường. Ba tháng tuổi, Nga lên cơn sốt, người nhà tưởng cảm nên cho uống thuốc và bị co giật, suýt mất mạng. Rồi chân tay Nga bị co quắp, chậm nói. Thương con, vợ chồng ông Dự tìm cách mang con chạy chữa khắp nơi, nhưng vô vọng. Tài sản trong nhà cũng vì thế mà lũ lượt đội nón ra đi. Nga và gia đình đành chấp nhận số phận, tuổi thơ của cô gái tật nguyền chỉ biết làm bạn với chiếc radio và song cửa sổ.
Gia cảnh khó khăn, bố mẹ lam lũ ruộng đồng nên Nga không được đến trường. May sao, nhờ sáng dạ nên Nga đã tranh thủ học lỏm từ các em mà thành thạo phép tính, con chữ. Sau này tuy đã thành "người lớn" nhưng Nga vẫn mang một thân hình tý hon. Không muốn thành gánh nặng cho bố mẹ mãi, Nga mong có thể học được một nghề để kiếm kế sinh nhai. Khi ấy, nhiều lần lãnh đạo xã cũng đưa nghề mây tre đan, móc sợi... về cho bà con trong xã làm kiếm thêm thu nhập, Nga cùng mẹ làm được một thời gian thì không có thị trường tiêu thụ, đành thôi.
"Ấy thế, em cũng không chán nản đâu nhé. Em đã nghĩ phải cố gắng hơn. Trước đó em từng buồn nản, sau này nghĩ lại, thấy rằng thân thể em cũng là do bố mẹ cho. Em không thể không trân trọng bản thân. Em phải sống có nghĩa", lời tâm sự của Nga bộc lộ ý chí mạnh mẽ của cô gái nhỏ, làm cho người bố ngồi bên cạnh thấy an tâm và sung sướng vô cùng.
Đứng lên từ nghề thêu
Năm 2011, Nga được tiếp cận với nghề tranh thêu và làm tranh giấy. Trước đó, một số bạn bè cùng cảnh ngộ đã học được nghề này bảo với Nga: "Chị hãy đi học đi nghề này hợp với chị đó, em học được chị cũng học được". Lời nhắn nhủ ấy đã giúp Nga thêm niềm tin bước vào ngã rẽ thay đổi cuộc đời.
Cô mạnh dạn xin bố mẹ cho đi học nghề. Nhưng vì bản thân mình còn chưa lo nổi, xa nhà không ai chăm sóc nên bố mẹ cô phân vân lắm. Bằng sự quyết tâm và nghị lực, Nga đã thuyết phục được gia đình cho ra Hà Nội học nghề.
Cô yếu nhất trong lớp nên học việc rất chậm. Bù lại, nhờ sự cần cù, chịu khó nên dần dà, cô đã làm chủ được từng đường kim, mũi chỉ để thêu được các họa tiết nhỏ. Sau một tháng miệt mài tự thêu bức đầu tiên, Nga đã hoàn thành và được khen. Niềm hạnh phúc vỡ òa đến với cô gái trẻ tật nguyền, vì cuối cùng cô đã khẳng định được mình. Tuy mới học nghề, nhưng Nga và những người học việc đồng cảnh phải thêu được 12 bức tranh/tháng mới đạt được yêu cầu của trung tâm dạy nghề. Nửa năm sau, Nga đã thành thục nghề thêu tranh, trở về quê và bắt đầu nhận hàng từ trung tâm dạy nghề về làm. Ngày chia tay, cơ sở dạy nghề đã tặng Nga tác phẩm đầu tay do chính cô tự làm, có tên: "Tự tin".
Hằng tháng Nga nhận mẫu của người đặt hàng rồi tẩn mẩn ghép những lọn giấy, dán bằng thứ keo sữa thơm phức, thành hình bức tranh gửi ra Hà Nội cho người ta bán, đồng thời thêu tranh do các cơ sở tranh đặt hàng. Khó khăn nhất với cô gái tật nguyền là Nga chỉ cử động được một cánh tay. Dù cần mẫn, dành tất cả tâm huyết nhưng biết bao lần cánh tay đau nhức khiến cô phải tạm dừng công việc. Nhưng chính cánh tay không cử động được lại tạo thành giá đỡ để hỗ trợ cho cánh tay kia được khỏe hơn. Nhờ đó, Nga không những hoàn thành các đơn đặt hàng mà còn có thể tạo nên nhiều sản phẩm khác. Trong cơ sở dạy nghề hai gian nhỏ xinh do Tỉnh hội Nạn nhân chất độc da cam Nghệ An xây tặng, những bức tranh do chính Nga làm được đóng khung lồng kính và treo trang trọng. Tại đây, hơn nửa năm qua, Nga đã dạy nghề cho các bạn cùng cảnh ngộ khác. Nhưng cũng từ đây, việc thêu tranh của Nga gặp khó khăn, vì được tin Nga mở cơ sở dạy nghề riêng, nơi cô học nghề ngày trước ở Hà Nội đã cắt nguồn cung cấp nguyên liệu. "Đây là loại nguyên liệu đặc biệt nên họ ít bán trên thị trường, người làm nghề muốn mua rất khó. Nếu có cũng khó kiếm được nguồn hàng phù hợp để làm ra những sản phẩm ưng ý, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng", Nga cho biết.
"Nhờ bè bạn tìm hiểu mãi, cuối cùng cũng tìm thấy nơi bán nhưng giá thành cũng rất cao. Người ta bảo làm nghề gì thì phải lo đầu ra, đằng này mình lại phải lo tìm nguyên liệu đầu vào. Nhưng em sẽ cố anh ạ, không thể bỏ cuộc được", Nga phân trần.
Giờ có thể tự đi lại bằng xe lăn, có máy tính được nhà hảo tâm tặng nên Nga thường lên mạng tìm mẫu mã mới làm tranh thêu, kết bạn. Điều Nga lo sợ nhất chính là mỗi khi đông đến, cơ thể cô lại phải chịu đựng những cơn đau nhức. Do vậy, Nga chỉ mong mình được khỏe mạnh.
Trong ánh chiều buông, nụ cười tươi tắn, tự tin của cô gái kém may mắn in vào tâm trí chúng tôi cùng điều mong ước: "Người ta vẫn bảo em là cô bé hạt tiêu. Em trân trọng điều đó và càng muốn vươn lên hơn nữa. Mỗi người đều tiềm tàng nội lực trong lòng mình, đúng không anh?".
Theo NDO.