Hơn 2 tuổi nhưng thứ duy nhất cháu có thể “ăn” là sữa bột pha loãng. Căn bệnh đa dị tật bẩm sinh, không có xương hàm dưới, tắc hai dây thanh quản, hở hàm ếch trong, lưỡi tụt vào họng khiến cháu không thở được bằng mũi, bằng miệng.
Nụ cười, tiếng khóc của con trẻ chỉ là những âm thanh khò khè phát ra từ cái ống thở bé xíu nơi cuống họng làm cho những ai chứng kiến cảnh đó không khỏi xót xa.
Cháu là Nguyễn Bảo Cung (SN 2011), con nuôi của anh Nguyễn Trọng Vịnh (SN 1961) và chị Nguyễn Thị Xuân (SN 1963) ở xóm Hưng Thịnh 2, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên.
Bệnh viện là nhà
Những đứa trẻ khác đều khóc ré lên khi bác sỹ lại gần, riêng cháu Cung thì không, những gì mà chúng tôi chứng kiến chỉ là hai hàng nước mắt giàn dụa vì đau và tiếng thở khò khè của cháu phát ra từ ống thở nơi cuống họng khi được các bác sỹ Bệnh viện nhi Nghệ An làm vệ sinh vòm họng.
Đã có 7 người con, và đứa con thứ 7 là em Nguyễn Thị Dung (1997) bị bệnh động kinh, lúc tỉnh lúc mê nhưng nghĩ đến một đứa trẻ sẽ không biết sống chết thế nào nếu mình không nhận nuôi, chị đã gạt vội dòng suy nghĩ và nhận cháu về với tất cả tình thương của một người mẹ.
Về nhà mới được 2 ngày thì Bảo Cung phải nhập viện để điều trị vì không thở được, người cứ đỏ rồi tím dần.
“Vào bệnh viện, các bác sỹ cho biết Cung bị đa dị tật bẩm sinh, không có xương hàm dưới, tắc hai dây thanh quản, hở hàm ếch trong, lưỡi tụt vào họng nên không tự thở được. Cháu phải thở máy, được 22 ngày thì các bác sỹ quyết định đặt nội khí quản cho cháu nhưng bảo vợ chồng tôi chuẩn bị lo hậu sự vì sức khỏe của cháu rất xấu.
Có một ngày máy báo nhịp tim cháu về số 0 đến bốn lượt, khi các bác sỹ bảo không còn hy vọng nữa thì tim cháu lại đập lại. Cháu lại được chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng chỉ được mấy ngày, vì hoàn cảnh gia đình nên chị lại xin đưa cháu về” - Chị Xuân kể.
Mới 25 tháng tuổi nhưng cháu đã ở bệnh viện Nhi Nghệ An 17 tháng, bệnh viện như là ngôi nhà thứ hai của cháu. Năm ngoái, cứ khoảng 5 ngày cháu lại đi bệnh viện 1 lần nhưng năm nay, mỗi tháng cháu đi 3 lần để các bác sỹ làm vệ sinh vòng họng.
Nỗi lòng của “đấng sinh thành”
Điều dưỡng trưởng Nguyễn Đăng Huề, bệnh viện nhi Nghệ An, người đã trực tiếp điều trị cho cháu những ngày đầu nhập viện cho biết: “Từ đây đến 7 tuổi cháu còn phải trải qua 4 cuộc đại phẫu thuật nữa, thứ nhất là tạo lưỡi, tiếp theo là tạo hàm rồi nối dây dẫn thanh quản và cuối cùng là ghép hàm cho cháu. Những công nghệ này ở nước ta chưa phát triển, tôi và gia đình chỉ mong được đưa cháu ra nước ngoài để tiếp cận với nền y học hiện đại, chỉ có như thế cháu mới tiếp tục được sống”.
Lần đưa Cung đi bệnh viện này chị cũng phải ở lại, vì mấy ngày nay cứ uống sữa là cháu lại ói ra và khó thở. Trong khi chị ở bệnh viện nhi với Cung thì anh Vịnh cũng đang chăm Dung bên bênh viện tâm thần Nghệ An.
Không biết rồi đây, đứa trẻ bị bỏ rơi tội nghiệp đó có thể ăn được cơm, cười và khóc như một người bình thường hay không khi mà bố mẹ nuôi của cháu chỉ có tình thương của người làm cha, làm mẹ dành cho cháu.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Gửi trực tiếp: anh Nguyễn Trọng Vịnh ở xóm Hưng Thịnh 2, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Nụ cười, tiếng khóc của con trẻ chỉ là những âm thanh khò khè phát ra từ cái ống thở bé xíu nơi cuống họng làm cho những ai chứng kiến cảnh đó không khỏi xót xa.
Cháu là Nguyễn Bảo Cung (SN 2011), con nuôi của anh Nguyễn Trọng Vịnh (SN 1961) và chị Nguyễn Thị Xuân (SN 1963) ở xóm Hưng Thịnh 2, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên.
Bệnh viện là nhà
Những đứa trẻ khác đều khóc ré lên khi bác sỹ lại gần, riêng cháu Cung thì không, những gì mà chúng tôi chứng kiến chỉ là hai hàng nước mắt giàn dụa vì đau và tiếng thở khò khè của cháu phát ra từ ống thở nơi cuống họng khi được các bác sỹ Bệnh viện nhi Nghệ An làm vệ sinh vòm họng.
Cháu Nguyễn Bảo Cung và người mẹ nuôi nghèo vật chất nhưng giàu lòng nhân
Bế con trên tay, chị Xuân nghẹn ngào: “Hai năm trước tôi nhận được điện thoại của một gia đình người quen trong Nam, họ nhặt được một đứa trẻ nhưng hoàn cảnh khó khăn không nuôi được. Tôi đã nhận nuôi cháu mặc dù biết cháu bị dị tật bẩm sinh”.Đã có 7 người con, và đứa con thứ 7 là em Nguyễn Thị Dung (1997) bị bệnh động kinh, lúc tỉnh lúc mê nhưng nghĩ đến một đứa trẻ sẽ không biết sống chết thế nào nếu mình không nhận nuôi, chị đã gạt vội dòng suy nghĩ và nhận cháu về với tất cả tình thương của một người mẹ.
Về nhà mới được 2 ngày thì Bảo Cung phải nhập viện để điều trị vì không thở được, người cứ đỏ rồi tím dần.
“Vào bệnh viện, các bác sỹ cho biết Cung bị đa dị tật bẩm sinh, không có xương hàm dưới, tắc hai dây thanh quản, hở hàm ếch trong, lưỡi tụt vào họng nên không tự thở được. Cháu phải thở máy, được 22 ngày thì các bác sỹ quyết định đặt nội khí quản cho cháu nhưng bảo vợ chồng tôi chuẩn bị lo hậu sự vì sức khỏe của cháu rất xấu.
Có một ngày máy báo nhịp tim cháu về số 0 đến bốn lượt, khi các bác sỹ bảo không còn hy vọng nữa thì tim cháu lại đập lại. Cháu lại được chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng chỉ được mấy ngày, vì hoàn cảnh gia đình nên chị lại xin đưa cháu về” - Chị Xuân kể.
Mới 25 tháng tuổi nhưng cháu đã ở bệnh viện Nhi Nghệ An 17 tháng, bệnh viện như là ngôi nhà thứ hai của cháu. Năm ngoái, cứ khoảng 5 ngày cháu lại đi bệnh viện 1 lần nhưng năm nay, mỗi tháng cháu đi 3 lần để các bác sỹ làm vệ sinh vòng họng.
Nỗi lòng của “đấng sinh thành”
Mọi cung bậc cảm xúc cháu phải thể hiện qua ống thở
Hai năm trời nhận nuôi Bảo Cung là hai năm chị không tròn giấc, chị đã quá quen với những lần con bị trật ống thở, người tím tái. Những lúc đó gia đình lại chạy đôn chạy đáo đưa con đi bệnh viện, các bác sỹ thấy chị vất vả quá nên đã lường trước cho chị vài tình huống và chuẩn bị sẵn dụng cụ y tế để chị đưa về nhà. Những lúc như thế chị lại vừa làm vai trò của một bác sỹ và một người mẹ.Điều dưỡng trưởng Nguyễn Đăng Huề, bệnh viện nhi Nghệ An, người đã trực tiếp điều trị cho cháu những ngày đầu nhập viện cho biết: “Từ đây đến 7 tuổi cháu còn phải trải qua 4 cuộc đại phẫu thuật nữa, thứ nhất là tạo lưỡi, tiếp theo là tạo hàm rồi nối dây dẫn thanh quản và cuối cùng là ghép hàm cho cháu. Những công nghệ này ở nước ta chưa phát triển, tôi và gia đình chỉ mong được đưa cháu ra nước ngoài để tiếp cận với nền y học hiện đại, chỉ có như thế cháu mới tiếp tục được sống”.
Lần đưa Cung đi bệnh viện này chị cũng phải ở lại, vì mấy ngày nay cứ uống sữa là cháu lại ói ra và khó thở. Trong khi chị ở bệnh viện nhi với Cung thì anh Vịnh cũng đang chăm Dung bên bênh viện tâm thần Nghệ An.
Không biết rồi đây, đứa trẻ bị bỏ rơi tội nghiệp đó có thể ăn được cơm, cười và khóc như một người bình thường hay không khi mà bố mẹ nuôi của cháu chỉ có tình thương của người làm cha, làm mẹ dành cho cháu.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Gửi trực tiếp: anh Nguyễn Trọng Vịnh ở xóm Hưng Thịnh 2, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
HMO nguồn Vietnamnet.